Câu 2.tính chất của các quy luật quản lý
Các quy luật kinh tế cũng như các quy luật tự nhiên đều tồn tại những mối liên hệ nhân quả biện chứng ,lặp đi lặp lại và mang tính khách quan .
• con người không thể tạo ra, bỏ đi, thay thế hoặc cải tạo được các quy luật.
• các quy luật kinh tế hoạt động không tùy thuộc vào việc con người có nhận thức được hay không , biết hay không biết các quy luật .
• các quy luật kinh tế được hoạt động một cách khách quan không phụ thuộc vào việc con người có muốn hay không muốn và kết quả của chúng có phù hợp với nguyện vọng của họ hay không.
Khẳng định tính khách quan giúp cho các nhà quản lý nhận thức rõ ràng ,đầy đủ và điều khiển mọi hoạt động quản lý tuân theo các quy luật kinh tế.việc thừa nhận tính khách quan của quy luật kinh tế không có nghĩa là phủ nhận vai trò tích cực của con người ,con người tuy không thể tạo ra được các quy luật nhưng họ co khả năng phát hiện nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế .trong hoạt động thực tiễn và hơn thế nữa họ phải làm như vậy nếu như họ muốn đạt được kết quả tốt .bởi vì con người không tự làm được tất cả những gì mà họ mong muốn nếu như điều đó trái quy luật .
• Đặc điểm hoạt động của quy luật kin
h tế - Các quy luật kinh tế hoạt động và tồn tại thông qua hoạt động của con người vì các quy luật kinh tế hoạt động thông qua hoạt động con người nên chúng liên quan rất chặt chẽ với lợi ích con người . trong đó lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động con người
- Cần phải nhận thức được rằng trong nền kinh tế tồn tại 1 hệ thống cac quy luật kinh tế bao gồm nhiều quy luật và các quy luật này có sự tác động qua lại lẫn nhau do vậy khi xem xét 1 quy luật kinh tế nào đó thì không thể xem xét riêng các quy luật dó mà phải xem xét no trong mối quan hệ với các quy luật khác.
- Các quy luật kinh tế kém bền lâu hơn các quy luật tự nhiên vì tuyệt đại đa số các quy luật kinh tế nhất là quy luật kinh tế đặc thù chỉ hoạt động trong một hình thái kinh tế nhất định con các quy luật tự nhiên thì không gắn liền với sự quá độ từ phương thức sản xuất này đến phương thức sản xuất khác.
• Cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế
• khái niệm :là tổng thể những điều kiện , những hình thức những phương pháp mà thông qua đó người ta thực hiện các hoạt kinh tế có mục đích ,có kế hoạch.
 Nội dung :
nhận thức đúng quy luật kinh tế . xác định mục tiêu phát triển kinh tế .
lựa chọn và sử dụng các hình thức kinh tế cụ thể .
xác định các phương pháp phối hợp hoạt động chung của xã hội .
-nhận thức các quy luật kinh tế là khâu đầu tiên rất quan trọng và là cơ sở của việc vận dụng các quy luật kinh tế nếu không nhận thức được các quy luật thì không thể vận dụng được quy luật trong quản lý .có thể nhận thức các quy luật bằng kinh nghiệm và lý luận .dựa vào kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều thế kỷ , thế hệ .
-xác định mục tiêu phát triển kinh tế :theo quy luật kinh tế cơ bản của CNXH thì mục tiêu của nền sản xuất theo định hướng XHCN là nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng phát triển của mọi thành viên trong xã hội .tuy nhiên ở nước ta hiện nay nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế ,mỗi thành phần đều có mục tiêu riêng của mình nhưng mục tiêu chung cuả nền kinh tế vẫn giữ vai trò chủ đạo ,do vậy việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế phải chính xác dựa trên các căn cứ khoa học phải bao hàm lợi ích của các thành phần kinh tế .phải dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế đang chi phối sự vận động của nền kinh tế quản lý và đối tượng quản lý.
-lựa chọn và sử dụng các hình thức cụ thể :việc sử dụng các quy luật kinh tế thể hiện thông qua việc lựa chọn và sử dụng các hình thức cụ thể : khi lựa chọn các hình thức kinh tế cụ thể cần chú ý 2 luận điểm chính cơ bản sau
+luận điểm 1:tuy các quy luật kinh tế tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng hình thức biểu hiện của các quy luật kinh tế đó lại phụ thuộc vào ý muốn của con người.
Tóm lại tất cả các hoạt động kinh tế mà chúng ta thường gặp trong thực tế như tiền lương , giá cả , lợi nhuận , hoạch toán kinh tế …đều là biểu hiện các quy luật kinh tế .các phạm trù đó 1 mặt là phạm trù kinh tế khách quan , mặt khác là công cụ để quản lý , mặt chủ quan khi chúng là công cụ để quản lý thì con người có thể chi phối được .
+luận điểm 2:bản chất của các quy luật chỉ có 1nhưng hình thức biểu hiện của chúng thì có thể có rất nhiều . bởi vậy vấn đề luôn đặt ra đối với những người làm công tác quản lý là phải lựa chọn hình thức biểu hiện nào sao cho nó vừa phù hợp với bản chất của các quy luật và phù hợp với từng điều kiện lịch sử nhất định .để làm được điều đó yêu cầu đặt ra với những người làm công tác quản lý là trước hết phải nắm vững lý luận về kinh tế và khoa học quản lý . mặt khác phải có trình độ , có đầu óc tổ chức và phải có tính kiên trì để đạt được mục đích hay nói cách khác để quản lý giỏi thì phải kết hợp 2 mặt cơ bản là khoa học và nghệ thuật quản lý.
-xác định phương pháp phối hợp hoạt động chung của xã hội :để vận dụng các quy luật kinh tế trong quản lý nếu chỉ nhận thức đúng các quy luật và xác định mục tiêu phát triển kinh tế không thôi thì chưa đủ mà còn cần phải xác định phương pháp tác động và phối hợp hoạt động chung của mọi thành viên trong xã hội hướng vào thực hiện để đạt được mục tiêu đó .để thực hiện sự tác động và phối hợp hoạt động chung cần phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế của xã hội .ở đâu có sự thống nhất về lợi ích thì sẽ có sự thống nhất trong hành động .vì lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy con người hoạt động .và chỉ có trên cơ sở đó mới co thể vận dụng tất cả các quy luật kinh tế .


XtGem Forum catalog